Quy định chung về lắp thiết bị giám sát hành trình

Quy định chung về lắp thiết bị giám sát hành trình

Các quy định về lắp thiết bị giám sát hành trình hiện nay cụ thể như thế nào? Áp dụng đối với những trường hợp nào? Nếu không thực hiện sẽ phạt ra sao? 

Ngày nay, việc lắp đặt các thiết bị giám sát hành trình đã không chỉ là tự nguyện mà còn là nghĩa vụ, trách nhiệm của người tham gia giao thông, đặc biệt là những người điều khiển xe trọng tải lớn, doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường dài. Nếu không thực hiện đúng các quy định, các chủ xe sẽ phải mất thêm khoản tiền phạt không đáng có. Do đó, hãy cùng TTAS tìm hiểu về các quy định về lắp thiết bị giám sát hành trình trong bài viết sau.

Lý do cần thiết lắp đặt thiết bị giám sát hành trình:

Lắp đặt các thiết bị camera, định vị giám sát hành trình không chỉ đảm bảo an toàn cho chính mình mà con cho những người xung quanh:

  • Đảm bảo an toàn: Thiết bị giám sát hành trình không chỉ giúp chủ xe, bác tài bằng cách cung cấp thông tin chính xác về tốc độ, vị trí và hành trình của các phương tiện nhằm tránh các tai nạn hoặc vi phạm pháp luật do vi phạm tốc độ, mà còn giúp cho việc quản lý tài sản, hàng hóa trên xe trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. 
  • Tiết kiệm chi phí: Thiết bị giám sát hành trình giúp tối ưu hoá quá trình quản lý và vận hành đội xe, giúp hành trình di chuyển trở nên chính xác dễ dàng, giảm thiểu chi phí nhiên liệu cùng các chi phí phát sinh khác, đồng thời giúp chủ xe phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả hơn. 

  • Đảm bảo chất lượng: Thiết bị giám sát hành trình như camera hành trình cung cấp thông tin, hình ảnh về tình trạng của hàng hoá trong quá trình vận chuyển, đảm bảo hàng hóa không bị thất lạc, méo mó, giảm chất lượng trong quá trình vận chuyển. 
  • Nâng cao sự uy tín cho chủ xe: Các phương tiện được lắp đặt thiết bị giám sát sẽ tạo thêm niềm tin cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ, đặc biệt là những doanh nghiệp vận tải xe khách, hỗ trợ cải thiện chất lượng dịch vụ và tăng khả năng cạnh tranh so với các bên đối thủ.

Quy định chung về lắp thiết bị giám sát hành trình

Đối với trước đây, tại Điều 14 Nghị định 8 6/2014/NĐ-CP quy định về việc lắp thiết bị giám sát hành trình đối với xe ô tô vận tải hành khách, xe kinh doanh vận tải hàng hóa bằng container, xe đầu kéo kéo rơ moóc, … phải gắn thiết bị giám sát hành trình. Ngoài ra, thiết bị giám sát hành trình đó phải được đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt nhất và hoạt động liên tục trong quá trình phương tiện tham gia giao thông. 

Trong trường hợp, đối với phương tiện chưa lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trước khi Nghị định này có hiệu lực, việc lắp đặt bổ sung các thiết bị này cần được thực hiện theo lộ trình sau đây: 

  • Thứ nhất, xe taxi, xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc kinh doanh vận tải cần lắp đặt trước ngày 01/7/2015

  • Thứ hai, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải từ 10 tấn trở lên cần phải lắp đặt trước ngày 01/01/2016

  • Thứ ba, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải từ 07 tấn đến dưới 10 tấn cần phải lắp đặt trước ngày 01/7/2016.

  • Thứ tư, xe kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải từ 3,5 tấn đến dưới 07 tấn cần phải lắp đặt trước ngày 01/01/2017.

  • Thứ năm, xe kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải dưới 3,5 tấn cần phải lắp đặt trước ngày 01/7/2018.

Quy định về việc lắp đặt camera nghị định 10/2020

Theo Nghị định 10 của Chính phủ quy định trước ngày 1/7/2021, xe ô tô chuyên kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 9 chỗ (kể cả ghế lái xe) trở lên đều phải thực hiện lắp camera giám sát hành trình chuẩn Nghị định 10 nhằm đảm bảo ghi và lưu trữ hình ảnh trên xe trong suốt quá trình xe lưu thông. Sau đó, các dữ liệu này được lưu trữ và cung cấp cho Cơ quan Công an, Cơ quan thanh tra có thẩm quyền khi được yêu cầu.

Thời gian lưu trữ hình ảnh tại camera giám sát hành trình cũng được quy định rõ phải đảm bảo tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe di chuyển trên hành trình có cự ly dưới 500 km; và ít nhất 72 giờ đối với hành trình có cự ly trên 500km.

Bên cạnh đó, Bộ Giao thông vận tải cũng đã đưa ra mức phạt khi không lắp đặt camera hợp chuẩn theo nghị định 10, áp dụng cụ thể cho cả tài xế lái xe và cả đơn vị kinh doanh vận tải, cụ thể như sau: 

  • Đối với tài xế lái xe: Phạt từ 1.000.000 - 2.000.000 đồng cho lái xe vận hành không có camera giám sát theo đúng quy định nghị định 10.

  • Đối với các đơn vị doanh nghiệp kinh doanh vận tải: Phạt từ 10.000.000 - 12.000.000 cho các doanh nghiệp vận hành các dòng xe không lắp camera giám sát theo nghị định 10

Lắp đặt ngay Camera giám sát hành trình Nghị định 10 tại đây: https://ttas.vn/products/tas10-nd10cam-camera-nd10-tich-hop-gsht-bgt 

Gọi ngay HOTLINE 1900.636.792, SDT 0918.120.555 hoặc liên hệ qua Email TTAS@TTAS.VN  để được tư vấn và lắp đặt miễn phí các dòng camera hành trình và thiết bị định vị GPS. 

← Bài trước Bài sau →
Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Icon-Instagram Instagram Lên đầu trang